
Khi nhu cầu tập luyện, nâng cao sức khỏe thể chất tăng cao, người dùng có xu hướng tìm đến những sản phẩm hỗ trợ luyện tập ngày một nhiều hơn. Xe đạp tập thể dục luôn là một mặt hàng phổ biến với những gia đình quan tâm đến việc luyện tập, thế nhưng cách sử dụng xe đạp tập thể dục ra sao để hiệu quả thì chưa chắc người dùng đã nắm được. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tham khảo cách sử dụng xe đạp tập thể dục trong bài viết này nhé.
Liệu bạn đã biết cách tập xe đạp thể dục cho đúng?
👉👉👉 Xem thêm: Tìm hiểu thêm thông tin về xe đạp tập thể dục đa năng
Các loại xe đạp tập thể dục khác nhau chủ yếu là ở phần yên xe: có yên hoặc không có yên, dạng có yên có thể có lưng tựa hoặc không. Đối với xe không có yên thì thích hợp với những người trẻ tuổi với mục tiêu nâng cao sức khỏe và săn chắc cơ bắp. Và ngược lại, loại xe có yên, có lưng tựa dành cho những người có bệnh về xương khớp, phù hợp hơn với người già và những người tập phục hồi chức năng. Một trong những cách tập xe đạp thể dục hiệu quả đó chính là chọn được một chiếc xe phù hợp với bản thân mình, nên hãy chú ý đối chiếu với thể trạng của mình khi chọn xe bạn nhé.
Khi tập thì tốt nhất yên xe nên có độ cao vừa với cơ thể người tập. Khi duỗi chân cũng là lúc bàn đạp nên ở vị trí xa nhất, không được với chân mà phải thật sự thoải mái với bàn đạp. Muốn điều chỉnh độ cao của yên xe, chỉ cần vặn chốt của cần phía dưới yên là có thể dễ dàng có được độ cao như ý mình.
Hãy điều chỉnh chiều cao tay lái để bạn có thể thoải mái khi tập. Nâng tay lái cao hơn sẽ giúp lưng bạn đỡ phải chịu lực khi bạn nhoài người về phía trước. Luôn giữ cho khuỷu tay hơi cong một chút.
Điều chỉnh dây đai bàn đạp để chân
Khi đã ổn định chỗ ngồi trên yên xe, chú ý đặt chân vừa gọn trong lòng bàn đạp, dây an toàn không nên thắt quá chặt, chỉ cần vừa khít là đủ để tránh được tình trạng trượt chân. Với đai bàn đạp, bạn có thể dễ dàng kéo và đẩy bàn đạp khi tập, khiến cho việc luyện tập được hiệu quả hơn. Với xe đạp đứng không có yên thì bạn chỉ cần điều chỉnh dáng tập cho quen là ổn
Để tập xe đạp thể dục hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều
Tư thế tập: Dù tập xe ngồi hay đứng thì dáng tập của bạn cũng nên hơi nghiêng về phía trước, hai tay duỗi thẳng bám chắc vào tay lái, bụng hóp lại, hai đùi đặt song song với thanh chắn ngang của xe. Mắt luôn giữ nhìn thẳng về phía trước; đầu gối, hông phối hợp nhịp nhàng.
Động tác đạp xe: bạn sẽ cần dùng nhiều sức ở chân, các động tác đạp đẩy, nâng lên, hạ xuống cần phối hợp nhịp nhàng. Khi chân trước đạp xuống thì đồng thời dùng chân đằng sau đẩy bàn đạp lên rồi lại đẩy xuống.
Đạp xe kết hợp với luyện thở: Trong khi đạp xe cần nhớ phải luôn kết hợp với thở sâu. Hãy hít vào thật mạnh, sau đó thở ra thật nhẹ nhàng, làm vậy sẽ rất hữu ích cho việc nâng cao chức năng tim, phổi của bạn.
Đạp xe bằng lòng bàn chân: Hãy để bàn đạp tiếp xúc với chính giữa lòng bàn chân của bạn, bởi ở lòng bàn chân có huyệt thông tuyền và đạp xe có tác dụng xoa bóp huyệt đạo này, vô cùng có lợi cho sức khỏe của người tập
Hãy có thời gian biểu cho việc luyện tập thật hợp lý!
Người bắt đầu tập chỉ nên duy trì 2 – 3 buổi /1 tuần, mỗi buổi khoảng 20 – 30 phút. Khi đã quen có thể nâng số buổi tập lên 4 – 5 buổi/1 tuần, và hãy đảm bảo bạn vẫn có những ngày nghỉ mỗi tháng. Mỗi tháng duy trì được trung bình 15 – 20 buổi là phù hợp.
Đối với những người có mục đích giảm cân thì nên tập vào buổi sáng sau khi dậy khoảng 20 - 30 phút là tốt nhất, lúc này việc đốt cháy calo là rất hiệu quả. Còn những bạn không có thời gian vào buổi sáng có thể dời giờ tập vào buổi chiều, trước bữa cơm tối là 30 phút hoặc sau ăn tối 2 giờ, để đảm bảo rằng lượng thức ăn đã được tiêu hóa hết.
Hãy tránh tập vào buổi tối muộn vì sẽ dễ khiến bạn mất ngủ bạn nhé!
Tập luyện xe đạp thể dục với những lợi ích sức khỏe nổi trội
Không nên bỏ đói cơ thể.
Đừng quên làm nóng cơ thể trước khi tập.
Tăng dần dần sức nặng để cơ thể được quen với cường độ tập.
Tập luyện đều đặn, không bỏ quãng khi tập.
Tránh đạp xe quá lâu. Tập nhiều không thể bằng tập hiệu quả, vậy nên hãy tập có chừng mực và hợp lý.
Hạ nhiệt cơ thể trước khi dừng hẳn bằng cách đạp xe chậm dần dần, đột ngột dừng có thể gây căng cơ, đau nhức cơ sau khi tập.
👉👉👉 Bạn có thể quan tâm: Bật mí top xe đạp tập thể dục toàn thân đánh sở hữu nhất
Cách sử dụng xe đạp tập thể dục không hề phức tạp, nhưng cũng có nhiều điểm cần được người dùng để ý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Hi vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích từ bài viết. Nếu còn những thắc mắc về cách tập xe đạp thể dục, hãy liên hệ với https://kaitashi.com/ để được giải đáp và tư vấn kĩ càng nhất!