Thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh xa lạ với những người có độ tuổi trên 35. Những người trong độ tuổi này cần chú ý hơn đến thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống. Cách phòng ngừa bệnh như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây, Kaitashi sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân thoái hóa cột sống và cách phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống và cách phòng ngừa
1. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
- Biến chứng bệnh lý: tình trạng thoái hóa của cột sống cũng có thể xảy ra khi người bệnh đã có những bệnh lý liên quan từ trước như là: suy giảm chức năng thận, thận hư, yếu sinh lý,...
- Chấn thương do tai nạn: trong quá trình lao động hay sinh hoạt xảy ra những chấn thương cột sống cũng là một nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.
- Yếu tố di truyền: nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống còn do những bệnh lý bẩm sinh như là: gù, vẹo cột sống, gai đôi cột sống, hẹp đốt sống, ..
- Chế độ dinh dưỡng: cơ thể không có đầy đủ những chất dinh dưỡng như vitamin, magie, canxi,... cũng là nguyên nhân làm cho cột sống bị mài mòn, hạn chế khả năng tái tạo xương.
- Tính chất việc làm: người thường xuyên bê vác những đồ nặng hay cúi gập người, ngửa cổ cũng như xoay cổ cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống.
- Thói quen sinh hoạt: nằm ngủ, ngồi lâu 1 chỗ hay quan hệ tình dục sai tư thế cũng là nguyên nhân làm thoái hóa cột sống.
- Lão hóa tự nhiên: khi bạn càng già đi thì cũng đồng nghĩa với việc cột sống bị thoái hóa. Đây chỉ là 1 quy luật diễn ra tự nhiên. Tình trạng bào mòn sụn khớp hay loãng xương thường xảy ra khi bắt đầu đến độ tuổi 30.
👉👉👉 Xem thêm: Thoái Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì?
2. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thường biểu hiện bằng các cơn đau dồn dập và thường diễn ra ở khu vực thắt lưng và vùng cổ. Triệu chứng này sẽ kéo dài liên tục trong khoảng thời gian dài, nhưng rồi dần biến mất khi bệnh nhân nằm nghỉ. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu sau đây:
- Những cơn đau thường xuyên xuất hiện ngày càng dày đặc hơn, người bệnh để lâu còn có thể bị lê liệt chân.
- Thoái hóa cột sống hay xuất hiện những biểu hiện đau nhưng không xuất hiện liên tục. Nó thường kéo dài thành nhiều đợt.
- Cơn đau xuất hiện ngay khi hoạt động tay chân mạnh như là nâng đồ nặng, đi bộ hoặc chạy.
- Người có bệnh thoái hóa cột sống sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận động, cúi mình hoặc vặn mình.
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau đốt sống lưng phía dưới kéo dài trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần.
- Thoái hóa cột sống vùng cổ sẽ có nhiều triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ngáp, nấc.
- Người mắc bệnh thoái hóa cột sống có thể gặp những cơn đau cấp tính đến bất cứ lúc nào làm đau nhức và lan sang cả vùng khác như đùi, hông, thần kinh tọa, cánh tay, đầu, vai và làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
- Người bệnh có cảm giác khó chịu cùng với đó là biểu hiện giảm cân, không ngủ được, ăn không thấy ngon thậm chí làm giảm hiệu quả đến công việc.
3. Thoái hóa cột sống gây nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống gây nguy hiểm không?
Tình trạng thoái hóa cột sống không gây chết người nhưng nó lại mang đến những biến chứng có hại đến cho sức khỏe. Cụ thể như:
- Thoát vị nghĩa đệm: khi cột sống bị thoái hóa thì những đĩa đệm dễ dàng bị thoát ra ngoài chỉ bằng 1 tác nhân đủ mạnh như động tác thể thao đột ngột quá sức, mang vác nặng.
- Đau thần kinh tọa: tương tự tình trạng chèn ép dây thần kinh, những gia xương mọc dài có khả năng đè lên dây thần kinh tọa làm cho người bệnh đau nhức và lan sang đến những bộ phận xung quanh mà dây thần kinh tọa đi qua.
- Rối loạn tiền đình: bệnh thoái hóa cột sống sẽ gây ra tổn thương cho lỗ tiếp hợp và chèn ép các mạch máu làm cho người bệnh rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể cảm thấy hay bị chóng mặt, ăn ngủ bị kém đi, lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi. Những điều này còn dễ dàng làm cho người bệnh bị tai nạn hay ngã.
- Gây ra bại liệt: Thoái hóa cột sống để thời gian dài sẽ hình thành những gai xương nằm trên đốt sống. Những gai xương này sẽ chèn ép đến dây thần kinh làm cho bệnh bị đau nhức sau đó lan truyền đến những bộ phận khác. Có thể gây ra bại liệt.
- Khả năng vận động bị hạn chế: Thoái hóa cột sống sẽ gây ra đau nhức cũng như hình thành các gai xương làm đau đớn cho người bệnh thậm chí khả năng vận động bị hạn chế. Từ đó, dẫn đến bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động, đứng lên ngồi xuống khó khăn, không thể ngoái được cổ hoặc không có khả năng cúi gập người xuống.
- Chèn ép dây thần kinh bại liệt: những gai xương có khả năng chèn ép lên những dây thần kinh làm mất khả năng vận động, bại liệt, tình trạng teo cơ.
- Đau lan rộng: người bệnh không chỉ có cảm giác đau ở khu vực thoái hóa mà cơn đau còn có khả năng lan sang đến những khu vực lân cận.
- Mất ngủ: Những con đau nhức kéo dài âm ỉ khiến người thoái hóa cột sống không thể chìm sâu vào giấc ngủ và thường xuyên bị mất ngủ.
4. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống
Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Bạn cần phải thực hiện những tư thế phù hợp khi hoạt động sinh hoạt để tránh những tổn thương cột sống. Đặc biệt cần tránh khuân vác vật nặng hay cúi lưng nhấc vật nặng. Còn đối với những người làm trong văn phòng có tính chất ngồi nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy vận động đi lại, thực hiện vài động tác vươn vai, thay đổi tư thế ngồi. Bạn cũng nên tham gia vào hoạt động thể thao như là: yoga, aerobic, tập gym, bơi lội, đi bộ. Ngủ cũng cần được quan tâm bằng cách thay đổi tư thế không nên nằm sấp hoặc 1 tư thế quá lâu.
👉👉👉 Đọc ngay: Các Bài Tập Yoga Cho Người Thoái Hóa Đốt Sống Cổ
Xây dựng chế độ ăn khoa học
Tập thói quen ăn uống khoa học cũng là cách phòng ngừa thoái hóa cột sống cũng như những bệnh về xương khớp hiệu quả. Bạn cần thực hiện bổ sung đầy đủ điều sau:
- Hạn chế ăn nạp vào cơ thể chất béo, cần tránh những thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn.
- Uống nhiều nước: mỗi ngày bạn cần bổ sung 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự sống cho cơ thể cũng như đĩa đệm. Bên cạnh đó bạn cần tránh uống nước có chứa chất kích thích như cafe, bia, rượu.
- Nạp vitamin E, axit béo Omega và những chất chống oxy hóa: những thực phẩm được khuyến khích ăn như là rau xanh, các loại hạt, cá,..
- Bổ sung vitamin D và canxi: các thực phẩm chứa vitamin D như là: nấm, trứng, ngũ cốc, cá, thịt, gan. Những thực phẩm chứa canxi như là: súp lơ, cá hồi, phomai, sữa,...
Sử dụng ghế massage hằng ngày
Tính năng kéo giãn của ghế massage là 1 tính năng vô cùng có lợi cho cột sống. Người sử dụng ghế massage có thể được kéo giãn, thư giãn phần cột sống một cách nhẹ nhàng, tác động dọc theo cột sống khiến cho những khoang đốt sống được giãn ra giảm áp lực đè lên những dây thần kinh. Từ đây giúp cột sống được thư giãn đồng thời ngăn ngừa thoái hóa đốt sống khi đến tuổi. Vì vậy, khi sử dụng ghế massage thường xuyên sẽ giúp phòng tránh những hệ lụy của căn bệnh này.
Trên đây, Kaitashi đã gửi đến bạn những thông tin liên quan về thoái hóa cột sống như là: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào xin hãy gửi về cho chúng tôi ngay nhé. Đừng quên ghé qua website Kaitashi để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan nữa nhé.
Nguồn: https://kaitashi.com/